Dù phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu nước ngoài, các công ty mỹ phẩm Việt Nam đang tận dụng các nguồn lực địa phương và thúc đẩy sự đổi mới để tạo ra lợi thế riêng cho mình. Với cơ hội phát triển và mở rộng đầy tiềm năng, việc hợp tác chiến lược, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng quan hệ toàn cầu là chìa khóa để mở ra toàn bộ tiềm năng của ngành công nghiệp này.
Bước đi của doanh nghiệp mỹ phẩm tại Việt Nam trước cơ hội “nghìn năm có một”
Trong thời gian vừa qua, số lượng thương hiệu Việt tham gia thị trường đang ngày càng nhiều và đang từng bước khẳng định vị thế của mình tại thị trường nội địa.
Với các sản phẩm đa dạng, bao bì bắt mắt và mức giá phải chăng và chú trọng vào nghiên cứu sản phẩm chất lượng kèm với chiến lược truyền thông phù hợp.
Lợi thế nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi vào và giá thành rẻ.
Theo Cục Quản lý Y – Dược cổ truyền, hàng năm, tổng số dược liệu được sử dụng trong ngành y tế Việt Nam ước tính khoảng 100.000 tấn, với tổng giá trị thị trường trên 400 triệu USD/năm.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Việt Nam có hơn 10.000 loài thực vật, trong đó có khoảng 1.000 loài có thể sử dụng trong mỹ phẩm.
Theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ, việc đặt hệ thống dây chuyền sản xuất ngay tại Việt Nam cũng đem lại lợi thế cạnh tranh về mặt giá cả rất lớn cho các thương hiệu quốc tế, bởi sự chênh lệch đáng kể giữa thuế giá trị gia tăng (khoảng 10%) và thuế nhập khẩu đối với nhóm hàng mỹ phẩm (khoảng 10% – 27%).
Những tập đoàn đa quốc gia đang có nhà máy tại Việt Nam như Unilever, Kao, P&G… cũng nhanh chóng tận dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên Việt Nam như bồ kết, chè xanh, dưa leo, nghệ, tảo biển, lô hội, mật ong… để tung ra các sản phẩm mới. Các loại xà phòng thơm sử dụng chiết xuất từ trái bơ, dưa leo, dầu ôliu, dầu hướng dương, và mướp đắng… không những được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng, đạt doanh thu cao, mà còn được Unilever áp dụng thành công ở các nước khác như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan.
THƯƠNG HIỆU MỸ PHẨM VIỆT CÓ ĐỦ SỨC TRỞ THÀNH “NGỰA CHIẾN TRÊN TRƯỜNG ĐUA”?
Liệu thương hiệu Việt có đang bỏ ngỏ thị trường nội địa?
Thực trạng hiện nay tại Việt Nam có đến 90% thị phần thị trường ngành làm đẹp thuộc về tay thương hiệu ngoại. Theo số liệu do Hiệp hội Hóa Mỹ phẩm TP. Hồ Chí Minh cung cấp, Hàn Quốc chiếm tỷ lệ lớn nhất trong doanh số bán mỹ phẩm ngoại tại Việt Nam với 30% thị phần, EU đứng ở vị trí thứ hai với 23%, tiếp theo là Nhật Bản (17%), Thái Lan (13%) và Mỹ (10%), các quốc gia còn lại đóng góp 7%.
Nhiều thương hiệu mỹ phẩm Việt đã thành công trong việc xuất khẩu sang các thị trường quốc tế như Châu Âu, Mỹ, và Châu Á. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu mỹ phẩm mới chỉ đạt khoảng 302 triệu USD, còn thấp so với tiềm năng, thế mạnh của ngành.
Bên cạnh việc đứng đầu ASEAN về nhập siêu mỹ phẩm, Việt Nam còn đứng thứ 5 trong các nước ASEAN về giá trị xuất khẩu mỹ phẩm. Các dạng sản phẩm mỹ phẩm xuất khẩu khá đa dạng: nhóm sản phẩm chăm sóc da, sản phẩm cho tóc, sản phẩm vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân,… trong đó, có những sản phẩm phân khúc thị trường cao cấp như nước hoa (2%), trang điểm (3%). Theo Euromonitor
Để tiến xa hơn nữa, các công ty mỹ phẩm Việt Nam có thể tận dụng cơ hội và nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, xây dựng mối quan hệ đối tác với các nhà phân phối và kênh bán hàng trực tuyến trên toàn cầu.
Nhận thấy thực trạng hiện nay, triển lãm Vietbeauty x Cosmobeauté Vietnam cũng mong muốn đồng hành cùng các nhãn hàng MADE IN VIETNAM đến gần hơn với các nhà phân phối, đại lý, spa… trong và ngoài nước với kỳ vọng hơn 10.000 khách hàng tiềm năng sẽ có mặt tại triển lãm với chương trình hổ trợ đặc biệt dành cho Doanh nghiệp.
Để tìm hiểu thêm thông tin đặt gian hàng, vui lòng liên hệ: Ms.Phượng Phạm (Emily Pham) qua email: [email protected]